Vi Bằng là gì? Đó là câu hỏi mà đa số khách hàng đi mua nhà hiện nay còn chưa hiểu rõ nó là gì. Hôm nay, Group xin chia sẽ một số thông tin về Lập Vi Bằng trong việc mua bán hay chuyển nhượng nhà đất hiện nay.
Sự thiếu hiểu biết và chuộng giá rẻ của người dân, nhiều trường hợp mua bán nhà đất đã lập vi bằng khi mua bán bất động sản thay vì hợp đồng chuyển nhượng. Nhưng bạn cần viết rằng vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực việc giao dịch mua bán nhà đất. Khi xảy ra tranh chấp người mua sẽ là người chịu thiệt thòi lớn nhất.
[su_posts template=”templates/list-loop.php” posts_per_page=”3″ taxonomy=”post_tag” order=”desc”]Hiểu đúng về Vi Bằng
Vi bằng là gì? Bạn cần hiểu đúng về khái niệm và quy định của Vi bằng mới tránh khỏi rủi ro khi tiến hành mua bán nhà đất.
Nhà nước quy định về Vi bằng như sau:
“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”
Như vậy, Vi bằng do Thừa phát lại lập chỉ có chức năng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc.
Hiểu một cách thực tế Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, âm thanh, video kèm theo nếu cần thiết. Trong khoản 3, điều 2, Nghị định 135/2013/NĐ-CP Vi bằng do thừa pháp lại lập, ghi nhận lại hình vi, sự kiện được dùng làm chứng trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Vi bằng chi ghi nhận những hành vi, sự kiện mà Thừa phát lại chứng kiến trực tiếp theo khách quan, trung thực. Trong một số trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng trong quá trình lập Vi bằng. Các tài liệu này có giá trị chứng cứ nếu như các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến việc lập Vi bằng này.
Vi bằng không thể thay thế Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà đất
Nhà nước quy định rõ giá trị pháp lý của Vi bằng như sau:
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Do đó, Vi bằng chắc chắn không có giá trị thay thế hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng theo đúng pháp luật. Người mua nhà đất thông qua vi bằng sẽ không được sang tên.
Những trường hợp được lập Vi bằng xung quanh vấn đề nhà đất
Tuy pháp luật quy định không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất nhưng Thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất như:
-
- Xác nhận tình trạng nhà đất ngay thời điểm lập vi bằng
- Ghi nhận sự kiện giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định
- Ghi nhận việc đặt cọc khi mua bán nhà đất
- Mua bán nhà đất bằng vi bằng không được sang tên
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Nghị định 08/2020/NĐ-CP, chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng sẽ không được sang tên vì:
Pháp luật đất đai quy định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực và hồ sơ sang tên phải có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực.
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực mà chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, văn phòng thừa phát không được lập vi bằng mua bán đất, vi bằng không có giá trị thay thế hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực. Vì không có giá trị thay thế hợp đồng chuyển nhượng đúng pháp luật nên người mua nhà đất bằng vi bằng sẽ không được sang tên.
Trường hợp mua đất giấy tay vẫn được cấp sổ đỏ
Nhiều trường hợp người dân mua đất nhưng không công chứng, chứng thực hợp đồng mà chỉ có giấy viết tay. Thực tế, vẫn có 2 trường hợp được cấp sổ đỏ khi mua đất giấy tay sau đây:
Trường hợp 1: Người sử dụng đất đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 1/1/2008.
Trường hợp 2: Người sử dụng đất đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Ngoài ra, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 mà chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có cho Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để được
Theo pháp luật VN
LIÊN HỆ NHẬN THÔNG TIN
Quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE 24/7: 0931 737 898 phòng thông tin dự án và tin tức thị trường hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm ạh
- Tỉnh có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Việt Nam sẽ có 2 sân bay, cảng biển quốc tế và loạt cao tốc mới
- Căn hộ biển sở hữu lâu dài là lựa chọn hàng đầu của hơn nửa tỷ triệu đồng đáo hạn cuối năm
- The Hybrid chính thức chào sân – căn hộ 5 sao đa chất sống ngay mặt tiền Vành đai 3 TP.HCM
- Tập đoàn Bảo Gia (Pau Jar Group)
- Tại sao lại nói, cơ hội sỡ hữu Eastmark City có 1 0 2 !!